1. Chuẩn bị bề mặt trước khi thi công sơn epoxy, sơn nền epoxy, sơn sàn epoxy:
Quy trình trên bao gồm các công việc:Tạo nhám bề mặt bằng máy phun bi, xử lý vết nứt, dặm vá các vị trí khiếm khuyết, mài phẳng các vị trí nhấp nhô có độ cao vượt quá yêu cầu(nếu có). Quy trình thi công sơn epoxy nền bê tông bắt buộc phải xử lý hiệu quả các vấn đề trên.
2. Tẩy rửa sàn bê tông nhằm loại bỏ các vết dầu mỡ, tạp chất hữu cơ (nếu có). Nếu quá trình tẩy rửa không được chú trọng dẫn đến lớp sơn lót không bám dính vào sàn nên quá trình thi công sơn epoxy sẽ bị không dính.
3. Kiểm tra độ ẩm bề mặt nền sàn (độ ẩm yêu cầu ≤ 4%). Độ ẩm sàn bê tông nếu bị ẩm ướt thì sơn sẽ bị bong tróc, nếu sàn bê tông bị ẩm thì phải dùng lớp ngăn ẩm. Độ dày lớp này thường dày tối thiểu từ 2mm trở lên.
4. Vệ sinh tổng thể bề mặt nền sàn lần cuối bằng máy hút bụi công nghiệp công suất lớn, kiểm tra trên bề mặt nền sàn bê tông khi nào không còn bụi thì mới tiến hành sơn lót epoxy
5. Quy trình thi công sơn lót epoxy như sau: Lăn một lớp sơn lót epoxy với định mức mà nhà sản xuất quy định, nếu thi công sai thì lớp lót sẽ không bám dính.
Xem thêm tin:
-
Các loại sơn epoxy tại Đà Nẵng - Kim Toàn Phát
-
Các loại sơn chống thấm hiệu quả tại Đà Nẵng - Kim Toàn Phát
Độ dày màng sơn epoxy hệ lăn và hệ tư san phẳng là bao nhiêu:
Một số nhà thầu quảng quảng hệ lăn 03 nước sơn gồm 01 lớp sơn lót epoxy + 02 lớp phủ epoxy có độ dày từ 0.3mm đến 0.4mm, thật sự độ dày màng sơn có đạt được đến mức đó hay không? hãy nhìn bảng dưới đây của sơn epoxy KCC, tổng 03 lớp mới đạt 0.15mm chứ không thể dày đến 0.3mm, khi ký hợp đồng sơn epoxy mà Chủ đầu tư ký độ dày phải đạt 0,3mm đến 0,4mm thì không nhà thầu nào dám quảng cáo như vậy nữa, trên thị trường tất cả các hãng sơn ( Chokwang, Noroo Nanpao, Rainbow, Jotun, KCC) hệ lăn bằng ru lô hoặc phun bằng máy thì chỉ đạt được độ dày như vậy, nếu dày 0,3mm đến 0,4mm thì phải thêm 01 hoặc 02 lớp sơn epoxy bán tự phẳng nữa...
6. Sau khi thi công xong lớp sơn lót thì kiểm tra bề mặt sau 12 giờ kể từ lúc thi công. Nếu những vị trí bị hút nhiều, không có lớp màng trên bê tông thì phải sơn thêm 01 lớp nữa hay lăn lót bổ sung tại các vị trí bề mặt còn khiếm khuyết (nếu có, do bề mặt hấp thụ mạnh).
7. Sau 24 ÷ 48 giờ kể từ khi thi công lớp lót, tiến hành thi công lớp sơn epoxy tự san phẳng với định mức và độ dày bình quân tùy theo yêu cầu của khách hàng
8. Thời gian đêm công trình vào sử dụng tối thiểu phải 07 ngày
Kết luận:
Quy trình thi công sơn epoxy muốn đạt kết quả tốt nhất thì phải chuẩn bị bề mặt và sơn lớp lót thật kỹ, nếu không dễ bị bung lớp sơn phủ.
Còn biện pháp kỹ thuật để thi công sơn epoxy thì tùy vào dòng sơn mà có cách thi công khác nhau.
Bảng giá chi tiết thi công sơn nền sơn sàn epoxy( đơn giá thi công sơn KCC và Chokwang hệ 03 lớp)
- Tất tần tật những điều cần biết trong thi công chống thấm tại Quảng Nam cho nhà ở (22.08.2022)
- Top 5 lý do nên sử dụng sơn chống nóng cho mái tôn trong hè này tại Quảng Nam (22.08.2022)
- Sơn Sàn Epoxy tại Đà Nẵng – Giải Pháp Tối Ưu Giúp Bề Mặt Bền Đẹp (18.08.2022)
- Cách chống thấm trần nhà bị nứt đơn giản, hiệu quả cho bạn tại Đà Nẵng (18.08.2022)
- Quy trình thi công sơn chống nóng tại Quảng Ngãi (15.08.2022)
- Sơn chống nóng mái tôn tại Đà Nẵng - Những điều cần biết (15.08.2022)
- Các phương pháp chống thấm sàn mái hiệu quả nhất hiện nay tại Quảng Nam (04.08.2022)
- Dịch vụ thi công chống thấm uy tín tại Quảng Ngãi (04.08.2022)
- Tại sao nên chọn sơn Epoxy gốc nước tại Đà Nẵng cho các công trình? (11.01.2022)
- Sơn epoxy gốc dầu tại Đà Nẵng và những điều cần biết (11.01.2022)